Hôm nay, một người bạn của tôi có share lại post của một anh bạn ấy follow trên Facebook chia sẻ 10 quan điểm về đọc sách.
Trong 10 quan điểm này, tôi đồng ý một số và phản biện một số. Cũng có những quan điểm anh ấy chia sẻ như “dịch thuật sai” và đọc sách “selfhelp” là vô ích, vốn luôn là vấn đề trong nhiều năm nay.
Với kinh nghiệm đọc trong nhiều năm của mình, tôi cũng chia sẻ về 10 quan điểm quan về đọc. Trong 10 quan điểm này sẽ có những kết luận tôi đúc rút không chỉ dựa vào kinh nghiệm của mình mà còn cả những người thành công trong nhiều lĩnh vực về việc đọc.
1. Sách dịch đa số có chất lượng kém?
Tốc độ dịch thuật ngày nay không theo kịp tốc độ sách được xuất bản. Có quá nhiều cuốn sách hay phải được dịch càng nhanh càng tốt để phục vụ nhu cầu của người đọc. Vì thế việc dịch thuật kém là điều ai cũng có thể nhận ra.
Nhưng việc dịch thuật kém có ảnh hưởng tới toàn bộ trải nghiệm đọc không?
Với quan điểm của mình, tôi cho rằng TƯ DUY đọc có thể bù đắp cho việc dịch thuật kém. Kỹ năng Đọc thực sự là HIỀU về KHÁI NIỆM về NỘI DUNG sách truyền đạt chứ không phải là đong đếm từng câu từng từ.
Nếu bạn chưa định hình tư duy đọc của mình, ngay cả việc bạn có cầm cuốn sách nguyên bản hay được dịch thuật hoàn hảo đi nữa thì cũng không chắc bạn sẽ nắm cốt tuỷ của cuốn sách.
2. Đọc sách selfhelp là vô ích?
Nó giống như việc bạn cho cho rằng internet và, mxh hay game sẽ phá huỷ não bộ và tiêu tốn thời gian của bạn.
Tôi là người đọc và không thích internet nhưng tôi không phủ nhận giá trị mà internet đem lại. Cho đến bây giờ, tôi chia sẻ về giá trị và đam mê sách thông qua internet hữu hiệu hơn bất cứ phương tiện nào.
Sách selfhelp có thể là vô ích với người khác và có ích với người này. Cùng với văn chương, sách selfhelp không chỉ bán chạy ở Việt Nam mà còn ở khắp các thị trường sách khác.
Đọc sách selfhelp có tính truyền động lực, khích lệ bản thân và gia tăng cảm xúc tích cực của người đọc. Nhưng chính những điểm này khiến cho nhiều người nói rằng sách selfhelp vô giá trị vì hứa hẹn quá nhiều giá trị vượt xa nội dung nó truyền tải.
Đọc sách selfhelp cần có sự tuyển chọn cẩn thân và tách biệt được nội dung sách truyền tải với cảm xúc của chính bạn.
3. Thời điểm đọc sách quan trọng nhất?
Đúng. Thời điểm đọc đối với tôi là trạng thái đọc. Trạng thái đọc lúc nào thì hiệu quả nhất. Đi kèm với trạng thái là không gian đọc và các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc đọc như âm nhạc hay đồ uống.
4. Đọc sách có thể ứng dụng 2-3 điểm là thành công?
Ngay cả bạn không tìn được bất cứ điểm nào thì việc đọc sẽ giúp bạn kỷ luật và tập trung hơn.
Tôi luôn tâm niệm rằng đọc 99/100 cuốn sách có thể không rút ra được điều gì ngay lập tức
Nhưng chỉ cần 1/100 cuốn sách tôi đọc giúp tôi nhận thực và xâu chuỗi toàn bộ kiến thức đã đọc thì cũng hoàn toàn xứng đáng.
5. Hơn 50% sách đọc là vô ích. Cần phải có người tư vấn và giới thiệu sách
Có những cuốn dài 1000 trang mà 90% tôi đọc không đem tới giá trị gì. Nhưng 10% còn lại giúp tôi nhận ra sự kiên nhẫn đã được đền đáp.
Einstein từng nói “Nếu tôi có một giờ để giải quyết một vấn đề, tôi sẽ bỏ ra 55 phút nghĩ về vấn đề, và 5 phút nghĩ về giải pháp”.
Đừng bỏ cuộc quá sớm trước khi bạn nhận được giá trị từ những gì bạn đang cố gắng thấu hiểu.
6. Chỉ có 10% số sách xứng đáng đọc từ đầu đến cuối.
Nếu bạn chỉ có thể đạt được tới 100/10.000 giờ đọc thì bạn sẽ không bao giờ trở nên tinh thông một kỹ năng.
Đọc là một kỹ năng xứng đáng được đầu tư, ngay cả khi bạn trải qua hàng nghìn giờ đọc mà chưa nhận được lợi ích.
7. Case study trong sách chỉ có 50% là sự thật
Điều này tôi đồng ý.
Tác giả cuốn Deepwork – Cal Newport viết “Bạn đừng mong tôi có thể cung cấp 1 giải pháp áp dụng thành công 100%. Vì nếu tôi có thể giúp bạn nhưng đổi lại bạn phải trả tiền cho tôi”.
Nhưng 50% là quá đủ khi bạn có tư duy và phương pháp đọc hiệu quả giúp bạn chắt lọc thông tin có giá trị từ sách.
8. Không chỉ đọc mà còn phải nghĩ khi đang đọc.
Nghĩ vẫn chưa đủ để hiểu sâu về những gì mình đọc. Đừng quá tự tin vào tâm trí và não bộ của mình.
Hãy đọc – nghĩ – ghi chép và viết ra suy nghĩ của mình.
9. Đọc sách nhiều sẽ khiến bạn nghĩ mình giỏi?
Đúng và không đúng.
Khi bạn đọc quá ít đa thể loại và đọc quá nhiều 1 thể loại (ví dụ văn chương hay selfhelp) bạn không giỏi như mình nghĩ đâu
Nhưng khi bạn đọc được đa thể loại và dành thời gian phân tích, phản biện những gì mình đọc thì bạn sẽ luôn luôn nghi ngờ chính những quan điểm của bản thân, đồng thời luôn tìm cách cải thiện tư duy và bồi đắp kiến thức.
Điều này giúp bạn tránh được việc nghĩ mình giỏi hơn khi đọc sách.
10. Sách chỉ là một kênh tiếp thu kiến thức. Có những lựa chọn khác
Điều này đúng.
Sách chỉ là một công cụ và có thể cách sách truyền tải thông tin có phần chậm chạp và tốn thời gian hơn so với internet hay video.
Nhưng lợi ích của sách không dừng lại là một kênh tiếp thu kiến thức hay thông tin. Nó là một công cụ giúp bạn xây dưng các thói quen tốt và bớt sao nhãng hơn một số phương tiện khác.
KẾT LUẬN
Để tận dụng được lợi ích của sách đem lại thì.
– Đọc có chủ đích rõ ràng.
– Đọc nhiều và đọc rộng
– Đọc với trạng thái và không gian phù hợp
– Không chỉ đọc mà còn phải suy nghĩ và ghi chép
– Coi việc đọc là sự rèn luyện bản thân.
Nguồn Fb Đức Nhân.
Nhà phát minh vĩ đại Nikola Tesla đang chăm chú đọc sách bên cạnh 1 máy phát điện do ông chế tạo.
Nói về phát minh trong lịch sử nhân loại hiếm ai có thể so sánh được với Tesla, nhưng bản thân ông khác với những nhà phát minh khác luôn đề cao kỹ thuật thì Tesla lại tuyên bố “Trong mọi thứ tôi yêu sách nhất”.
Tesla tìm thấy niềm vui, ý tưởng và bản thân mình trong sách và ông duy trì việc đọc là một thói quen trong suốt cuộc đời mình.
Tesla đọc nhiều và cũng phát minh rất nhiều. Ông cũng để lại nhiều câu nói và kết luận sâu sắc chẳng kém 1 triết gia dù ông là 1 nhà khoa học.
BẠN QUAN TÂM*
- Trung Tâm Gia Sư Nhật Quang Tại Gia Lai
- Trung Tâm Gia Sư Nhật Gia Minh Tại Gia Lai
- Trung Tâm Gia Sư Nhật Minh Tại Gia Lai
- Top 4 Trung Tâm Gia Sư Tốt Nhất Gia Lai
- Trung Tâm Gia Sư Nhật Quang Tại Đà Lạt
- Trung Tâm Gia Sư Nhật Gia Minh Tại Đà Lạt
- Trung Tâm Gia Sư Nhật Minh Tại Đà Lạt
- Top 4 Trung Tâm Gia Sư Tốt Nhất Đà Lạt